KHOẢNG KÝ ỨC CỦA MẸ TÔI VỀ NHÀ THƠ LINH
PHƯƠNG
-Trần Thị Kim Hiền -
(
Theo lời kể của mẹ lúc bà còn sống )
Mẹ tôi học trường Lycée Marie
Curie ( Đường Công Lý -Quận 3 Sài Gòn ) lúc ông Castagnon
làm Hiệu trưởng, kế tiếp là ông Gages .Trường này dành riêng cho con em người
Pháp và một số con em giàu có thế lực. Lúc còn sống, bà hay kể những năm tháng
còn trẻ của bà trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Hồi đó, Lycée Marie Curie trường đầm duy nhất ở Việt Nam, nữ sinh đi học đồng
phục là váy đầm.
Khoảng năm 1970, mẹ
tôi có người bạn học đệ nhất ( lớp 12 )
trường nữ trung học Gia Long( một trong những ngôi trường danh giá nhất Sài Gòn
). Nhà người bạn trong trại Đào Duy Từ của quân đội VNCH đường Nguyễn Tri
Phương -Sài Gòn. Người bạn tên N.T.L.P- bạn gái của nhà thơ Linh Phương (?) tác
giả bài thơ “ Kỷ Vật Cho Em “ nhạc
sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc gây xôn xao thập niên 70 ở Thủ đô Sài Gòn.
Ông là một quân nhân ở
đơn vị tác chiến thuộc binh chủng thiện chiến nhất trong những binh chủng thiện
chiến , lực lượng tổng trừ bị của QL.VNCH.Chính vì thế, mẹ tôi không được gặp
ông trừ một lần tình cờ mẹ đến phòng trà Queen-Bee của nhạc sĩ Ngọc Chánh nghe
nhạc. Bà nói, mẹ hết sức may mắn, đêm đó là đêm nhạc sĩ Phạm Duy giới thiệu nhà
thơ Linh Phương tác giả bài thơ phổ nhạc “ Kỷ Vật Cho Em “ trước công chúng.
Thời điểm này, ca sĩ
Nguyễn Chánh Tín ( sau này là diễn viên điện ảnh ), ca sĩ Đăng Lan mới bắt đầu
nổi tiếng và đầu quân phòng trà Queen-Bee. Khi ca sĩ Đăng Lan hát xong, bất ngờ
nhạc sĩ Phạm Duy đứng lên giới thiệu đại ý mẹ tôi kê : “ Quý khán thính giả đã từng say mê, yêu cầu hát liên tục nhạc phẩm “ Kỷ Vật Cho Em “ mà tác giả bài thơ
này, quý vị chưa từng biết mặt dù rất muốn biết mặt. Hôm nay, anh mặc quân phục
tác chiến đến với chúng ta, tôi trân trọng giới thiệu cùng quý khán thính
giả-nhà thơ Linh Phương”.
Tiếng vỗ tay vang cả
khán phòng của phòng trà Queen-Bee, tiếng vỗ tay liên tục ,những cái bắt tay
giữa nhà thơ Linh Phương với Quái kiệt Trần Văn Trạch- với nhạc sĩ Ngọc Chánh (
Trường ban Shotguns con ong chúa phòng trà Queen-Bee ) và một số kỷ giả trong
và ngoài nước.
Mẹ tôi và khán thính
giả đêm ấy thật vui khi biết mặt tác giả bài thơ có nhiều huyền thoại, nhiều
lần bị báo chí khai tử ngoài chiến trường khốc liệt như : Hạ Lào rồi Cambodge…Mẹ tôi về kể lại cho bạn gái của nhà thơ nghe, cô LP cằn nhằn
: “Vậy mà ảnh cũng không cho em hay để em
đi theo “.
Mẹ tôi hồi đó bà ngưỡng mộ nhà thơ Linh
Phương vô cùng, không chỉ riêng bà mà hình như nữ sinh-sinh viên hay những cô
gái đều thế. Toàn miền Nam Việt Nam, gia đình nào không có người con, người
anh, người chồng, người yêu vào quân đội. Nên tất cả đều mang chung tâm trạng,
đều thích bản nhạc Kỷ Vật Cho Em.,
đều sởn gai óc khi nghe ca sĩ hát bài này-nhất là ca sĩ Thái Thanh. Đài phát
thanh Sài Gòn, đài phát thanh Quân đội chương trình Dạ Lan, các phòng trà ca
nhạc, quán cà phê không thề không có Kỷ Vật Cho Em.
Sau 1975, gia đình tôi sang Pháp định cư cho
đến ngày nay. Bốn mươi năm trôi qua như giấc mộng. Tôi vẫn nhớ những gì mẹ tôi
kể cho tôi nghe khi bà còn sống. Và hôm nay, tôi có duyên gặp nhà thơ trên
trang mạng xã hội-tôi ghi lại một khoảng ký ức của mẹ tôi thời bà còn con gái (
dĩ nhiên lúc đó trái tim bà cũng không ngủ yên vì con người tài hoa này ). Tôi
yêu khoảng ký ức thời con gái mộng mơ của bà, và tôi ngưỡng mộ nhà thơ Linh
Phương như mẹ tôi.
Đọc những bài viết như thế này , lại nhớ về quá khứ man mác buồn ...!
Trả lờiXóa