Bài của Huyền Như
Năm 1969, một quân nhân TQLC.VNCH cùng toán lính dưới quyền
,trong một lần đi tiền đồn ở Chương Thiện ,bắt được một nữ giao liên bên kia
chiến tuyến. Cô giao liên tên Nguyệt lúc ấy khoảng 15, 16 tuổi rất xinh đẹp, có
lẽ nữ sinh ngoài tỉnh vào bưng. Người quân nhân động lòng trắc ẩn trước mỹ nhân
đã âm thầm thả cô giao liên ra đi.
“…Nhớ hôm bắt được em Việt Cộng
Xinh đẹp như con gái Sài Gòn
Ta nổi máu giang hồ hảo hán
Gật đầu ra lệnh thả mỹ nhân
Mai mốt này đây nơi trận tuyến
Gặp ta em bắn chớ ngại ngùng
Cuộc chiến đâu dành cho nhân nghĩa
Đời nào đạo lý với bao dung “
Xinh đẹp như con gái Sài Gòn
Ta nổi máu giang hồ hảo hán
Gật đầu ra lệnh thả mỹ nhân
Mai mốt này đây nơi trận tuyến
Gặp ta em bắn chớ ngại ngùng
Cuộc chiến đâu dành cho nhân nghĩa
Đời nào đạo lý với bao dung “
( Hành Quân- Linh
Phương )
Hình như vì bài thơ này mà một website đã viết, tác giả sém
ra tòa án binh là vậy.
Nghe đâu năm 1970, 1971 cô giao liên bỏ rừng lên Sài Gòn tìm
người quân nhân mà mình mang ơn cứu tử kia.Lúc này, cuộc chiến càng trở nên khốc
liệt qua cuộc hành quân Lam Sơn 719, rồi những trận kế tiếp qua khắp vùng chiến
thuật. Bóng chim tăm cá, cô giao liên đã không tìm được ân nhân của mình.Năm
1974, cô giao liên lấy chồng là một sĩ quan QLVNCH. Ở người chồng , cô như thấy hình bóng của người quân nhân
ngày nào trong lửa đạn mịt mù đã cho cô con đường sống. Rồi miền Nam thất
thủ, cô theo chồng vượt biển đem theo đứa con gái vừa được sáu tháng tuổi.Cuối
cùng, bao nỗi thăng trầm ,vợ chồng cô định cư ở một nước Bắc Âu.
Khoảng năm 2005, một vài website
nước ngoài, xuất hiện tên Lê Thị Thu Hương với những bài thơ gây được sự chú ý
của mọi người. Đọc thơ Lê Thị Thu Hương , họ suy diễn về cô:
-Tình
yêu của kẻ đến sau: Có thể là nỗi lòng của người tình khi bị ghen tức với một
bóng hình trong quá khứ của người đàn ông mình yêu.
Yêu
anh – em đâu ngại gì thua thiệt
Yêu anh – em đâu ngại gì sóng gió bão giông
Chỉ sợ anh nhìn phía chân trời rồi bâng khuâng
Hồi tưởng lại kỷ niệm mối tình xa khuất
Để em phải khổ tột cùng và nhớ thương quay quắt
Để em phải mệt nhoài qua từng trang ký ức về anh
Người đàn ông đã bóp nghẹt trái tim em
Yêu anh – em đâu ngại gì sóng gió bão giông
Chỉ sợ anh nhìn phía chân trời rồi bâng khuâng
Hồi tưởng lại kỷ niệm mối tình xa khuất
Để em phải khổ tột cùng và nhớ thương quay quắt
Để em phải mệt nhoài qua từng trang ký ức về anh
Người đàn ông đã bóp nghẹt trái tim em
Em
bất lực níu chân anh đi về phía trước
Đừng ngoảnh lại- đừng tiếc thương những gì đánh mất
Chút kỷ niệm xưa hấp hối dưới chân mình
Bước qua đi anh!
Cắn răng thật chặt mà đau đớn bước qua
Bật máu môi cũng phải bước qua
Cắt lìa quá khứ …
Đừng ngoảnh lại- đừng tiếc thương những gì đánh mất
Chút kỷ niệm xưa hấp hối dưới chân mình
Bước qua đi anh!
Cắn răng thật chặt mà đau đớn bước qua
Bật máu môi cũng phải bước qua
Cắt lìa quá khứ …
( Lê Thị Thu Hương )
-Cái đau xót của người con gái/đàn bà không
thể nào bôi xóa quá khứ của một người đàn ông đã có với một người đàn bà khác.
“…Khi
khối u tượng bóng-tượng hình
Quặn thắt từ ng thớ thịt
Nhưng anh ơi! Sao anh không mạnh tay cắt đứt
Mầm mống ung thư giữa trái tim đầy thương tích của ngày hôm qua
Sao anh chưa chịu thoát ra
Cái tổ kén níu đôi chân mình bước tới?
Để anh cứ loay hoay tận cùng nỗi nhớ
Với một người trong ký ức xa xăm
Quặn thắt từ ng thớ thịt
Nhưng anh ơi! Sao anh không mạnh tay cắt đứt
Mầm mống ung thư giữa trái tim đầy thương tích của ngày hôm qua
Sao anh chưa chịu thoát ra
Cái tổ kén níu đôi chân mình bước tới?
Để anh cứ loay hoay tận cùng nỗi nhớ
Với một người trong ký ức xa xăm
Điều
duy nhất bây giờ em muốn nói
Quên đi anh! Đừng ngoái lại sau lưng
Kỷ niệm cũ cho vào ngăn ký ức
Mối tình xưa chôn chặt tận đáy lòng …”
Quên đi anh! Đừng ngoái lại sau lưng
Kỷ niệm cũ cho vào ngăn ký ức
Mối tình xưa chôn chặt tận đáy lòng …”
( Lê Thị Thu Hương )
Một suy diễn khác : -Cô ta yêu người
đàn ông lớn tuổi hơn cô, rồi cho hết... Người đàn ông đã nhận tình yêu ấy,
nhưng ông cũng không thể tự mình xóa bỏ được hình bóng một người đàn bà lúc
trước... Dĩ nhiên là lúc trước họ đã yêu nhau, và vì thế người đàn ông ấy không
thể quên được... Mà có thể vì lý do nào đó mà hai người đã xa nhau... Người đàn
bà đến sau đã phủ nhận điều ấy và cho là người đàn bà kia đã phũ phàng phụ tình
người đàn ông mà bà/cô ấy đang yêu (tuyệt đối?)
“…Họ
nói rằng mai này em sẽ khổ
Khi yêu người đàn ông lớn tuổi như anh
Nhưng em tin ở em-tin ở chính mình
Nên nguyện một lòng thủy chung-son sắt
Khi yêu người đàn ông lớn tuổi như anh
Nhưng em tin ở em-tin ở chính mình
Nên nguyện một lòng thủy chung-son sắt
Em
bước qua ngưỡng cửa đức hạnh
Nằm trong vòng tay anh và yêu anh đến giọt cuối cùng
........
Em bước qua ngưỡng cửa đức hạnh
Trong tình yêu của mình
Bụng em căng đầy giọt máu anh
Trái tim em căng đầy hình bóng anh
Nằm trong vòng tay anh và yêu anh đến giọt cuối cùng
........
Em bước qua ngưỡng cửa đức hạnh
Trong tình yêu của mình
Bụng em căng đầy giọt máu anh
Trái tim em căng đầy hình bóng anh
Chỉ
nụ hôn thôi!
Nụ hôn mà người đàn bà nào đó làm anh đau đớn
Làm trái tim anh nứt rạn
Bởi sự hồn nhiên nhẫn tâm đến độc ác tột cùng …”
Nụ hôn mà người đàn bà nào đó làm anh đau đớn
Làm trái tim anh nứt rạn
Bởi sự hồn nhiên nhẫn tâm đến độc ác tột cùng …”
( Lê Thị Thu Hương )
Tình yêu của người mẹ cô ấy với người đàn
ông, truyền qua cô... (và dính luôn - định mệnh!)
“…Em
đau đớn cố níu lại trái tim thanh xuân của anh đã mất
Trái tim nồng nàn mà thời con gái mẹ da diết đợi chờ
Da diết thương nhớ
Một người đàn ông bóng chim tăm cá
Giữa mịt mù khói súng-đạm bom
Ngần ấy mấy mươi năm
Mẹ em bơ vơ giữa dòng chảy thời gian khắc nghiệt …
Trái tim nồng nàn mà thời con gái mẹ da diết đợi chờ
Da diết thương nhớ
Một người đàn ông bóng chim tăm cá
Giữa mịt mù khói súng-đạm bom
Ngần ấy mấy mươi năm
Mẹ em bơ vơ giữa dòng chảy thời gian khắc nghiệt …
[Mùa xuân
Khỏa Thân - L ê Thị Thu Hương ]
Hóa ra người đàn ông đó có thất nhiều người đàn bà. Mà hình như ông ấy chỉ khổ
sở vì một người thôi thì phải.
“…Chỉ
còn em-chỉ còn em- đôi chân trần rướm máu chạy theo những người đàn bà đã rời
khỏi cuộc đời anh
Đòi lại thời gian tháng năm về trước
Tháng năm chưa một ai bội bạc …
Đòi lại thời gian tháng năm về trước
Tháng năm chưa một ai bội bạc …
( Lê Thị Thu Hương )
Hình như LTTH yêu
người yêu cũ của mẹ mình. Hình như thôi. Ta hãy xem thử những câu này trong bài
Ở
phi trường Copenhagen:
“…Anh
nhìn thật lâu đôi mắt em-đôi mắt của người con gái ba mươi tám năm về trước
Trong cuộc chiến tranh tàn khốc
(Người con gái ấy đã sinh ra em nhờ lòng nhân hậu của anh)”.
Trong cuộc chiến tranh tàn khốc
(Người con gái ấy đã sinh ra em nhờ lòng nhân hậu của anh)”.
( Lê Thị Thu Hương )
( Nguồn Vietsosu.com )
Có người lại suy diễn người đàn ông này với mẹ LTTH , sinh
ra Lê Thị Thu Hương.Nhưng đó cũng chỉ là suy diễn của mỗi người khi đọc thơ Lê
Thị Thu Hương.Và người ta đã suy diễn ra chữ Ph. mà Lê Thị Thu Hương thường đề
tặng trong thơ của mình
“ Ph. hình như là nhà thơ Linh Phương tác giả bài Kỷ Vật Cho Em
được Phạm Duy phổ nhạc “ ( Nguồn:
Vietsosu.com ).
“… Đêm hiển linh ẩn hiện bóng hình
Hiện tại và quá khứ
Người đàn bà níu thời gian trở lại quê xưa-chốn cũ
Nơi chiến trường đầy khói lửa-đạn bom
Ba mươi tám năm
Đứa con gái lớn lên giữa trời hoa tuyết
Như lời nguyền hình hương- bóng nguyệt
Hóa kiếp một đời bóng nguyệt-hình hương
Máu hòa máu-lệ hòa lệ -giọt dài-giọt vắn
Nợ duyên chưa dứt
Hư hư-thực thực
Người đàn bà bước ra từ cõi vô thường
Sau ba mươi tám năm dài đằng đẵng
Tìm lại những gì đã mất
Đêm hiển linh em không dám tắt
Ngọn đèn chấp chới trong mơ
…
Hiện tại và quá khứ
Người đàn bà níu thời gian trở lại quê xưa-chốn cũ
Nơi chiến trường đầy khói lửa-đạn bom
Ba mươi tám năm
Đứa con gái lớn lên giữa trời hoa tuyết
Như lời nguyền hình hương- bóng nguyệt
Hóa kiếp một đời bóng nguyệt-hình hương
Máu hòa máu-lệ hòa lệ -giọt dài-giọt vắn
Nợ duyên chưa dứt
Hư hư-thực thực
Người đàn bà bước ra từ cõi vô thường
Sau ba mươi tám năm dài đằng đẵng
Tìm lại những gì đã mất
Đêm hiển linh em không dám tắt
Ngọn đèn chấp chới trong mơ
…
Đêm hiển linh
Hóa kiếp một đời bóng nguyệt-hình hương “
Hóa kiếp một đời bóng nguyệt-hình hương “
( Đêm hiển linh- Lê
Thị Thu Hương )
Bóng nguyệt – hình hương : Nguyệt là tên cô giao liên , là mẹ
của cô; và Hương là Lê Thị Thu Hương.Vì thế, đọc thơ Lê Thị Thu Hương , không ai không suy diễn bi
kịch của một mối tình từ thời con gái của người mẹ ở chiến trường Chương Thiện
ngày xưa với người cầm súng bên kia chiến tuyến cùng đứa con gái của mình là Lê
Thị Thu Hương, như một lời phán truyền của đấng thiêng liêng.
“ …Định mệnh đã cột chặt mẹ vào bi kịch chiến tranh
Đi tìm người thương yêu hết thời trẻ dại
Định mệnh đã cột chặt em mãi mãi
Đi tiếp con đường tình dang dở của mẹ ngày xưa
Giọng cello nhấn chìm cơn mưa
Để nước mắt em yếu mềm đón nhận
Hòa cùng nuớc mắt mẹ từ tiền kiếp trở về nhân gian tưới ngập
tràn trái tim vô cảm
Của anh
Và riêng anh
Ba mươi mấy năm bi kịch chiến tranh
Vẫn còn nguyên mầm mống
Có lẽ nào anh nhẫn tâm để em là bản sao lận đận ?
Thời mẹ cưu mang
Có lẽ nào anh nhẫn tâm bình thản ?
Trước tình yêu em
Giọng cello như một lời phán truyền
Rằng cuộc đời em phải tiếp nối
Những gì tồn tại trong quá khứ
Cuộc chiến tranh Việt Nam…Việt
Nam…
“
( Giọng Cello và bi kịch chiến tranh- Lê Thị Thu Hương
)
Chiến tranh đi qua mấy mươi năm rồi, nhưng ký ức về quá khứ
vẫn rõ ràng trong ngăn ký ức của mỗi người sinh ra trong thế hệ đạn bom.Người
quân nhân ngày ấy bây giờ cũng ở tuổi bóng xế. Bao thăng trầm đời người là một
bi kịch chiến tranh-bi kịch trong nhiều bi kịch hóa thành huyền thoại. Huyền thoại
một mối tình từ tuổi 15,16 của người mẹ mang hệ lụy cho người con gái sau này.
Phải chăng đó là sự hiển linh kiếp này qua kiếp khác ? Phải chăng đó là nợ tình
kiếp trước chưa trả xong, kiếp sau phải tiếp tục trả ?
Chiến tranh là tội ác, là thương yêu.. Người con gái giao liên
bên kia chiến tuyến đã bỏ bưng biền, bỏ tháng năm chống Mỹ vào thủ đô Sài Gòn tìm
người đàn ông cầm súng từng là kẻ thù của mình. Lạ lẫm từng bước chân từng bước
chân con gái
“…Thủ đô tám nẻo đường thành
Đường nào gặp lại người cũ
Đường nào gặp lại người lính thú
Bàn chân con gái mười lăm tưa máu đi tìm
Đi tìm
Thủ đô tám nẻo đường thành
Đường nào mang mang hình bóng anh
Áo núi quần sông vai nặng gánh
Nợ núi sông –nợ ân tình
Làm sao trả được anh ơi !...”
( Câu Hỏi Sau Chiến
Tranh – Lê Thị Thu Hương )
Thế hệ của những người con gái trong chiến tranh, cũng như
thế hệ thanh niên ngày ấy thật đau khổ. Cầm súng ra đi lúc tuổi 15,16,17,18-tâm
hồn như tờ giấy trắng, không một chút hận thù. Kẻ thù không phải là những người
Việt Nam
bên này hay bên kia, mà là định mệnh của cả một dân tộc. Để rồi sau cuộc chiến
tranh cốt nhục tương tàn, là bao hệ lụy tang thương, ly tán không riêng gì của
kẻ chiến thắng hay người thua trận.
“…Mùi anh thường trú trên thân thể em một đời
Một đời mẹ- một đời em –hai đời con gái không chồng hóa đá
vọng phu
Chiêm bao nhiều đêm-nhiều đêm mất ngủ
Thèm ngực anh ,em gối đầu nằm chờ mùa xuân mặc áo lụa vàng
Đi qua lời nguyền-đi qua định mệnh mấy mươi năm
Vết thương chiến tranh Việt Nam còn rỉ máu
Trái tim mẹ -trái tim em còn rỉ máu
Không bao giờ lành lại phải không anh ?
Phải không anh ?
Phải không anh ?...”
( Câu Hỏi Sau Chiến
Tranh – Lê Thị Thu Hương )
Đó là một câu hỏi trong nhiều câu hỏi khi kết thúc cuộc chiến
mà biết bao xương máu của thanh niên và nhân dân hai miền Nam-Bắc. Cuộc chiến
tranh có những mối tình không ranh giới, không chiến tuyến hóa thành những huyền
thoại như là một huyền thoại. Chúng ta không được phép quên những gì của ngày hôm
qua, không được phép quên những câu hỏi mà chưa ai trả lời được.Vì cuộc chiến
tranh kia là có thật, huyền thoại kia là có thật như trong thơ Lê Thị Thu Hương.
“…anh mang trái tim Trọng Thủy
nhưng em không phải là Mỵ Châu
em không phải là Mỵ Châu
để ngày máu chảy ra biển Đông hóa thành hạt ngọc
huyền thoại kia là thật
chiến tranh kia là thật
cuộc chia ly là thật
nên lông ngỗng còn bay trắng đường kinh tuyến nối đất liền với
Thái Bình Dương
…
Kinh thành xưa đã mất
Thần Kim quy không cứu được cơ đồ…”
( Chiến tranh kia là
thật – Lê Thị Thu Hương )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét